Xác định mục đích mua nhà, chuẩn bị tài
chính, xem xét kỹ tình trạng pháp lý, thương lượng giá hợp lý... là những lời
khuyên không thể bỏ qua nếu bạn đang dự định tậu cho mình một căn nhà mơ
ước. Dưới đây là tổng hợp những lời khuyên hữu ích cho bạn
1. Việc đầu tiên là cần xác định mục đích mua nhà của bạn là gì?
Mua để ở, kinh doanh, cho thuê hay đầu tư. Từ đó mới xác định được loại nhà, vị trí và các tiêu chí tìm kiếm liên quan như: nhà phố hay nhà hẻm, chung cư, nhà cũ hay mới, không gian yên tĩnh hay sầm uất, giao thông, tiện ích, liên kết vùng. Nếu mua nhà mục đích đầu tư hãy tìm mua những nhà có vị trí thuận lợi về mặt giao thông, tìm hiểu trước quy hoạch của tỉnh thành phố, vùng để mua trước.
2. Chọn mua căn nhà phù hợp với khả năng tài chính của bạn
Sau khi xác định mục đích sử dụng của căn nhà, hãy chuẩn bị đủ tài chính. Bạn phải xác định được khả năng tài chính của mình, lượng tiền có sẵn dành cho việc mua nhà. Bạn không cần thiết phải có đủ tiền ngay khi mua nhà, chỉ cần có một số tiền nhất định, số còn lại có thể trả góp dần hoặc nhờ đến sự trợ giúp của người thân, bạn bè hay vay mượn ở ngân hàng. Tuy nhiên bạn cần thật thận trọng xem xét đến khả năng tài chính. Hãy chắc chắn rằng khi vay mượn để mua nhà, Bạn cần xác định trong vài năm tới sẽ có đủ khả năng trả hết gốc và lãi. Thận trọng xem xét túi tiền của mình trước khi quyết định đầu tư cho một ngôi nhà nào đó không bao giờ là việc dư thừa.
3. Tình trạng pháp lý
Pháp lý là vấn đề cực kỳ quan trọng khi mua nhà, bạn cần chắc rằng căn nhà bạn định mua có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp, có bị tranh chấp hay không, có thể tiến hành công chứng, sang tên cho bạn. Nếu bạn không rõ hãy tìm một luật sư hoặc nhờ người có kinh nghiệm mua nhà để tư vấn, giúp bạn làm thủ tục giấy tờ và phòng tránh lừa đảo.
4. Vị trí căn nhà
Vị trí căn nhà ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sự thuận tiện cho công ăn việc làm, học hành của gia đình bạn. Nếu khả năng không cho phép mua nhà gần trung tâm thì cũng nên xem xét vị trí gần các tiện ích cần thiết như chợ, trường học, nơi làm việc…, không nên vì thiếu tiền mà mua nhà ở nơi quá xa. Ngôi nhà xấu có thể sửa hoặc xây dựng lại trong tương lai nhưng vị trí thì bất di bất dịch trừ khi bán đi và mua nhà nơi khác.
5. Xem xét môi trường sống xung quanh
Hãy xem tình hình khu phố có an ninh không, có xảy ra trộm cướp, tệ nạn gì không ? Hàng xóm thân thiên cũng là một điểm cộng đáng giá. Ông bà ta có nói "Bà con xa không bằng láng giềng gần". Câu nói vẫn luôn đúng ngay cả khi bạn ở chung cư, có được những người hàng xóm tốt bụng, vui tính giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống.
Khi đi xem nhà, bạn có thể quan sát, hỏi thăm mọi người và đánh giá theo cảm quan xem liệu mình có phù hợp với khu vực, với những người này… Nhiều người cũng hay lựa chọn nhà khi khu vực đó có người thân, bạn bè sinh sống. Bên cạnh các yếu tố khách quan thì việc có một không gian riêng thật thoải mái sẽ giúp bạn phát triển lâu dài cuộc sống gia đình mình. Vì vậy, bạn nên xem xét khả năng tương tác trong tương lai từ ngôi nhà đó
6. Ngôi nhà bạn dự định mua có an toàn hay không?
Hãy xem khu vực bạn định mua hệ thống chữa cháy thế nào, có lối thoát hiểm hay không? Đường hẻm liệu xe chữa cháy có vào tận nơi hay không? Đừng xem thường những thứ đơn giản thế này. Khi có cháy mà xe không vào được thì thật là nguy hiểm.
Ngoài ra có hàng trăm yếu tố trong nhà tưởng như vô hại nhưng lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm như: nguy cơ ngã từ lan can, nguy cơ trượt ngã do nền nhà trơn trượt, an toàn điện, chay nổ, ẩm mốc…
7. Khả năng xây dựng, sữa chữa
Theo thời gian và nhu cầu phát sinh trong tương lai, căn nhà cần sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng lại. Bạn nên dự trù trước kinh phí và pháp lý cho việc này. Hãy hỏi bên xây dựng của nhà nước nơi bạn tính mua xem bạn có quyền sữa chữa hoặc xây dựng thêm không? được xây lên mấy tầng. Điều này là không bao giờ thừa cả. Hãy chuẩn bị lâu dài hơn cho tương lai.
8. Các chi phí phát sinh
Sau khi chọn được một ngôi nhà ưng ý về vị trí, kiến trúc, pháp lý cũng như an ninh rất an toàn. Bạn hãy xem xét tiếp đến các chi phí phát sinh nếu có khi ở căn nhà đó. Đặc biệt khi mua căn hộ chung cư, phí dịch vụ có thể quá cao so với thu nhập của bạn. Những vụ lùm xùm xung quanh phí dịch vụ ở nhiều tòa nhà chung cư gần đây là bài học để bạn rút kinh nghiệm khi quyết định mua căn hộ.
9. Thương lượng giá cả
Thường thì người bán nhà thường xuyên nói giá cao hơn giá trị thật của căn nhà. Giá nhà trên thị trường Việt Nam không theo quy định nào cả, người bán cứ hét giá, người mua thì cũng không có thông tin chính xác để xác định giá trị thật của căn nhà. Có một cách để xác định giá tương đối là hãy cứ hỏi thật nhiều căn nhà đang bán cùng phân khúc và khu vực, sau đó tính trung bình sẽ ra giá mà bạn có thể mua được ở khu đó. Đừng ngần ngại đàm phán hoặc thương lượng về giá cả đến khi phù hợp với túi tiền của mình. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc thông tin từ internet để biết mức giá thị trường cho những ngôi nhà tương tự ngôi nhà mà bạn muốn mua.
10. Hãy tránh xa những lời chào mời giá rẻ
Những căn nhà giá rẻ nhiều hơn mặt bằng giá chung của thị trường thường tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, quy hoạch, hoặc chỉ là một chiêu trò câu khách của môi giới. Bao giờ cũng vậy trong việc mua nhà, những lời chào mời giá rẻ có ở khắp mọi nơi. Hãy tránh thật xa những lời mời gọi kiểu này nếu bạn không muốn đối mặt với rủi ro hoặc tốn thời gian vô ích
Trên đây là những kinh nghiệm hữu ích Bannhadat123.vn tổng hợp với mong muốn giúp cho những người muốn "an cư lạc nghiệp" có những tiêu chí đánh giá, xem xét trong việc lựa chọn cho mình một căn nhà phù hợp